HỘI CHỨNG TRUYỀN MÁU CHO NHẬN TRONG
THAI KỲ SONG
THAI HAI BÁNH NHAU: HIẾM NHƯNG KHÔNG PHẢI KHÔNG THỂ XẢY RA
Hội chứng truyền máu cho nhận (TTTS) là một biến chứng
thường gặp trong thai kỳ song thai một bánh nhau (MC), liên quan đến sự hiện diện
của các mạch máu thông nối ở trên bề mặt của bánh nhau chung [1]. Việc xác định
số lượng bánh nhau ở quý 1 là bắt buộc để phân loại nguy cơ cho thai kỳ song
thai và hướng dẫn quản lý sau đó, điều mà rất khác biệt giữa thai kỳ song thai
2 bánh nhau (DC) và MC [2], vì việc chẩn đoán sớm TTTS và điều trị can thiệp phẫu
thuật nội soi laser (FLS) có thể cải thiện kết cục chu sinh. Chúng tôi trình
bày một trường hợp TTTS ở thai kỳ song thai DC.
Hình
1:
Hình ảnh siêu âm thai kỳ song thai này lúc 11 tuần cho thấy dấu hiệu lamda.
Thai phụ 32 tuổi, G2P1, siêu âm vào thời điểm 11 tuần
thai kỳ cho thấy có dấu hiệu lamda, điều này chỉ ra đây là thai kỳ song thai 2
bánh nhau [Hình 1]. Siêu âm hàng
tháng các chỉ số sinh trắc của thai kỳ được thực hiện bởi bác sĩ sản khoa cho đến
khi triệu chứng đa ối xuất hiện ở một thai vào tuần thứ 25+5 của thai kỳ. Thai
phụ được chuyển đến trung tâm tiền sản ngay, bên cạnh các dấu hiệu của song
thai 2 bánh nhau, chúng tôi quan sát thấy các tiêu chuẩn chẩn đoán của TTTS (Quintero giai đoạn 3) gồm [2]: một thai
có khoang ối lớn nhất 11 cm, dấu hiệu quá tải tuần hoàn với hở van 3 lá mức độ
trung bình và đảo ngược sóng a ống tĩnh mạch; thai còn lại vô ối và không quan
sát thấy túi dịch bàng quang, 2 thận quan sát rõ và không có bất kỳ triệu chứng
lâm sàng nào của ối vỡ non. FLS được thực hiện như mô tả trước đó [3], bằng việc
đốt tắc 2 mạch máu thông nối động – tĩnh mạch.
Sự thoái triển của TTTS được quan sát 48 giờ sau thủ
thuật với sóng a ống tĩnh mạch bình thường ở thai nhận và sự quan sát rõ ràng
bàng quang ở thai cho.
Việc theo dõi mỗi tuần được thực hiện cho đến tuần 29
khi mà tình trạng ối vỡ non xảy ra, tiếp theo đó xuất hiện cơn gò tử cung. Mổ lấy
thai được tiến hành cho ra 2 bé gái với cân nặng 1120 và 1015 gram tương ứng,
và không có chênh lệch giá trị hemoglobin giữa 2 thai (18.1 và 16.1 g/dL tương ứng;
tỷ lệ hồng cầu lưới, 1). Khám nghiệm bánh nhau bằng việc bơm màu nhuộm được thực
hiện [1] và hai mạch máu thông nối động – tĩnh mạch nhỏ được tìm thấy (Hình 2). Test xác định số hợp tử của 2
bé sơ sinh được thực hiện khẳng định đây là song thai đồng hợp tử, trong khi phân tích mô học của bánh nhau khẳng
định đây là song thai 2 bánh nhau vì có lớp mô nguyên bào nuôi dư ra nằm giữa
các lớp của màng ối (Hình 3). Các bé
gái được xuất hiện sau 7 tuần mà không có biến chứng nào đáng kể.
Hình
2:
Thực hiện bơm màu nhuộm vào bánh nhau sau sinh ở thai kỳ song thai 2 bánh nhau
có biến chứng hội chứng truyền máu cho nhận, cho thấy 2 mạch máu thông nối động
– tĩnh mạch (mũi tên trắng) và hai mạch máu thông nối đã được đốt tắc (mũi tên
đen). Bên trái là mạch máu của thai nhận và bên phải là của thai cho.
Hình
3:
Hình ảnh mô học cho thấy sự hiện diện của mô nguyên bào nuôi nằm giữa hai lớp
màng ối của bánh nhau.
Báo cáo trường hợp TTTS trong thai kỳ DC là rất hiếm
[4,5], và tỷ lệ này chưa được báo cáo trong các nghiên cứu loạt ca thực hiện
FLS. Trong nghiên cứu loạt ca liên tiếp từ 2004 đến 2018 của chúng tôi, 465 ca
được điều trị FLS vì biến chứng TTTS, đây là trường hợp đầu tiên (1/465; 0.2%)
xảy đã được chứng minh ở thai kỳ song thai 2 bánh nhau. Dấu hiệu lamda có một số
giới hạn [6]; độ nhạy và độ đặc hiệu của nó trong dự đoán của DC tương ứng là
99% và 95%, điều này có nghĩa là dấu hiệu này hiện diện ở trong 5% các thai kỳ
MC. Trong trường hợp này, dấu hiệu lamda đã xác định đúng thai kỳ song thai 2
bánh nhau, nhưng điều này chỉ nên được khẳng định sau sinh. Việc báo cáo các
trường hợp như trên là vô cùng hữu ích bởi vì nó nhắc nhở các bác sĩ phẫu thuật
rằng, mặc dù hiếm, nhưng TTTS vẫn có thể xảy ra ở thai kỳ song thai DC.
Do đó, khi không nhắc đến số lượng bánh nhau, nếu chuỗi
dấu hiệu đa ối – thiểu ối xuất hiện ở một thai kỳ song thai, thì nên cân nhắc
như là dấu hiệu có thể của TTTS, và thai phụ nên được chuyển ngay lập tức đến
trung tâm chẩn đoán trước sinh để có hướng chẩn đoán vả điều trị thích hợp.
Tham khảo: Twin–twin transfusion syndrome in
dichorionic twin pregnancy: rare but not impossible. M. Lanna, S. Faiola,
D. Casati and M. A. Rustico. Fetal
therapy Unit ‘‘U. Nicolini’’, Vittore Buzzi Children’s Hospital, Universita di
Milano, Milan, Italy. DOI: 10.1002/uog.20195
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét