Siêu âm thai: Những điều mẹ bầu cần biết
Bs Võ Tá Sơn
Đơn vị Y học bào thai, Bệnh viện Vinmec Times City
Siêu âm là gì?
Siêu âm là phương pháp đơn giản để quan sát sự phát triển của thai nhi ở bên trong tử cung. Hình ảnh có thể được phóng to để có thể nhìn thấy toàn bộ tử cung, bánh nhau, nước ối xung quanh thai nhi và cấu trúc giải phẫu thai nhi.
Siêu âm có an
toàn cho mẹ và bé không?
Siêu âm thai đã được
thực hiện trong hơn 30 năm qua – và cho đến nay vẫn chưa có nguy cơ nào ảnh hưởng
lên mẹ và thai nhi được ghi nhận. Sóng siêu âm có thể tạo ra nhiệt thông qua việc
gây ra những dao động nhỏ. Nhiệt lượng này là rất thấp và sẽ biến mất nhanh chóng,
nhưng có thể tích tụ nếu quá trình siêu âm kéo dài ở cùng một vị trí. Do đó, điều
quan trọng là bác sĩ siêu âm phải ghi nhớ điều đó trong khi làm siêu âm. Đã có
các quy định an toàn quốc tế mà tất cả các công ty sản xuất máy siêu âm đều phải
tuân thủ.
Tại sao mẹ bầu
cần siêu âm trong thai kỳ?
Siêu âm thai là một
phần quan trọng của việc chăm sóc thai kỳ. Trong quá khứ các bác sĩ thường chỉ dựa
vào việc khám bên ngoài hoặc khám trong để chăm sóc thai kỳ. Mặc dù điều này vẫn
quan trọng, nhưng siêu âm có thể cung cấp thêm nhiều thông tin hơn. Siêu âm là
cách duy nhất để quan sát em bé trong bụng mẹ. Đôi khi khám thai có thể gợi ý một
số vấn đề (ví dụ: cảm giác bụng quá nhỏ hoặc quá to so với tuần thai). Siêu âm
sẽ có thể cung cấp thêm các thông tin về sự phát triển của thai nhi và lượng nước
ối. Siêu âm có thể được thực hiện ở nhiều thời điểm trong thai kỳ với các mục đích
khác nhau. Số lần siêu âm sẽ thay đổi tùy thuộc vào chính sách của quốc gia mà
bạn đang sống hoặc khi có vấn đề gì nghi ngờ.
(Bài viết của bác sĩ Võ Tá Sơn, Đơn vị Y học bào thai, Bệnh viện Vinmec Times City)
Các
câu hỏi thực tế sau đây có thể được trả lời thông qua việc siêu âm định kỳ:
Siêu âm thai
sớm (cho đến 10 tuần):
·
Có
thai trong tử cung không?
·
Có
mấy thai?
·
Nếu
là song thai thì đó là loại song thai nào? (mấy nhau mấy ối?)
·
Có
tim thai không?
·
Dự
kiến sinh ngày mấy? (ngày dự sinh)
Siêu âm từ 11
– 14 tuần (siêu âm hình thái quý 1):
·
Hình
thái thai nhi có bình thường không?
·
Có
mấy thai?
·
Nếu
là song thai thì đó là loại song thai gì? (mấy nhau mấy ối?)
·
Có
quan sát thấy bất thường gì không?
·
Có
quan sát thấy độ mờ da gáy không? (sàng lọc đo độ mờ da gáy)
·
Dự
kiến sinh ngày mấy? (ngày dự sinh)
Siêu âm 20 tuần
(siêu âm hình thái quý 2)
·
Dự
sinh ngày mấy? (không đáng tin bằng ngày dự sinh ở quý 1)
·
Có
mấy thai?
·
Thai
nhi phát triển tốt không? (cân nặng)
·
Có
nghi ngờ bất thường gì cho thai nhi không? (siêu âm hình thái)
·
Bánh
nhau bám ở vị trí bình thường không?
·
Lượng
nước ối có bình thường không?
Siêu âm đánh
giá tăng trưởng (trong quý 3 của thai kỳ/ 3 tháng cuối thai kỳ)
·
Thai
nhi phát triển tốt không? (cân nặng)
·
Lượng
nước ối bình thường không?
·
Ngôi
thai là ngôi gì? (ngôi thuận, ngôi ngược)
·
Có
nghi ngờ bất thường gì không?
Siêu âm
Doppler (dòng máu):
Máy siêu âm cũng có
chức năng khám nghiệm dòng máu tới bánh nhau hoặc một số mạch máu nhất định khác.
Doppler màu có thể được sử dụng để xác định các mạch máu sẽ hiển thị bằng các màu
đỏ hoặc xanh, tùy thuộc vào hướng dòng máu chảy. Dòng màu chảy sẽ tạo ra âm
thanh đặc biệt giống như nhịp tim. Việc khám nghiệm này có thể bổ sung các thông
tin quan trọng về chức năng của bánh nhau và sức khỏe của thai nhi.
Các loại siêu
âm đặc biệt trong thai kỳ
Siêu
âm đo chiều dài kênh cổ tử cung
Khám nghiệm này được
thực hiện bằng cách sử dụng đầu dò nhỏ đưa vào âm đạo với mục đích đo chiều dài
kênh cổ tử cung. Nếu cổ tử cung ngắn bác sĩ sẽ thảo luận với bạn về việc có tăng
nguy cơ sinh non hay không và sẽ có các biện pháp để dự phòng sinh non.
Siêu
âm sàng lọc dị tật và siêu âm tim thai
Nếu trong quá trình
siêu âm có nghi ngờ bất thường, bác sĩ thực hiện siêu âm có thể chuyển bạn đến
kiểm tra lại ở một bác sĩ chuyên gia. Đôi khi, nếu vùng nghi ngờ là cụ
thể (ví dụ như tim thai), bạn có thể sẽ gặp một bác sĩ chuyên gia khác, đó là bác
sĩ chuyên gia về siêu âm tim thai. Quá trình siêu âm có thể được thực hiện
lại để tìm kiếm chi tiết hơn các bất thường được nghi ngờ. Các xét nghiệm sâu hơn
có thể được đề xuất. Bạn có thể phải chờ đợi các kết quả này nhưng sẽ được thông
báo khi nào sẽ có kết quả và sẽ được tư vấn chi tiết về kết quả đó. Bạn có thể
sẽ cảm thấy lo lắng trong thời gian này và bác sĩ có thể giới thiệu bạn với một
người nào đó có liên quan để nói chuyện nếu bạn muốn.
Siêu
âm 3D
Nhiều thiết bị siêu
âm hiện đại có thể tạo nên hình ảnh 3D. Các hình ảnh này có thể hữu ích để bổ
sung chi tiết các thông tin khi các bất thường được nghi ngờ. Người thực hiện
siêu âm sẽ quyết định khi nào hình ảnh 3D là cần thiết.
Mẹ bầu có bắt
buộc phải siêu âm trong thai kỳ không?
Không, siêu âm là
một sự lựa chọn. Tuy nhiên, siêu âm là kỹ thuật duy nhất cho phép quan sát
thai nhi trong tử cung. Thông tin này rất quan trọng cho việc chăm sóc thai kỳ
tốt hơn và hầu hết các bác sĩ coi đây là một phần rất quan trọng của quá trình
này. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn sẽ được giải thích mục đích của siêu âm để
không phải đối mặt với các thông tin không mong muốn. Siêu âm không phải
là một xét nghiệm hoàn hảo và có thể bỏ sót các bất thường hoặc phân loại bất
thường không chính xác. Các xét nghiệm bổ sung hoặc việc lặp lại siêu âm có thể
được yêu cầu để xác nhận các phát hiện. Không có gì lạ khi siêu âm chỉ gợi ý thấy
một vấn đề và sau khi em bé sinh ra lại thấy thêm một vấn đề khác.
Siêu âm được coi là
cách tốt nhất để có được hình ảnh thai nhi, và kết quả sẽ được giải thích ở thời
điểm sau đó. Kết quả có thể có ngay sau khi siêu âm hoặc sau đó vài ngày. Điều
này tùy thuộc vào cách sắp xếp dịch vụ siêu âm tại địa phương và có thể khác
nhau đối với các bác sĩ và phòng khám khác nhau.
Siêu
âm cho vui
Việc ngắm em bé của
bạn có thể là một trải nghiệm rất tích cực, tuy nhiên, việc khám sức khỏe nhằm
mục đích kiểm tra các vấn đề bất thường chứ không chỉ là hình ảnh. Vì quá trình
siêu âm có thể rất thú vị, nên nhiều phòng khám cung cấp dịch vụ siêu âm chỉ vì
mục đích này. Bạn nên biết rằng đôi khi ngay cả việc “siêu âm cho vui” cũng có thể bộc lộ các vấn đề
không mong muốn cho em bé và thai kỳ. Ngoài ra, “siêu
âm cho vui” có thể chất lượng không giống như siêu âm chi tiết
trong khám y tế và có thể bỏ sót các thông tin quan trọng nên có sự khác biệt lớn
giữa 2 dịch vụ này.
Lược dịch từ ISUOG
Đặt hẹn khám, tư vấn
và siêu âm hội chẩn bác sĩ Võ Tá Sơn, đơn vị Y học bào thai, Bệnh viện Vinmec
Times City, Hà Nội theo số tổng đài 0243.974.3556 từ 8h – 16h các ngày trong tuần.
Đặt hẹn khám và
siêu âm từ 17h – 20h thứ 4 và thứ 7 tại số 4, ngõ 4 Kim Đồng, Hà Nội. Điện thoại
0978846100
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét