Thanatophoric dysplasia – Loạn sản xương gây chết
Bs Võ Tá Sơn
Đơn vị Y học bào thai, Bệnh viện Vinmec Times City
·
Tỷ lệ.
Tương đối hiếm gặp. 0.69/10,000
·
Siêu âm chẩn đoán. Ngắn
chi nặng (đặc biệt là xương đùi); thiểu sản ngực gây chết (và thiểu sản phổi thứ
phát). Nhóm I: cong xương đùi và ngắn chi toàn bộ; nhóm II: “đầu hình 3 lá” và
xương đùi thẳng.
·
Kết cục.
Luôn luôn gây chết.
·
Kiểu di truyền và nguy cơ tái mắc. Cả
hai nhóm đều do đột biến de novo; do đó, nguy cơ tái mắc rất thấp.
Loạn sản xương gây
chết – thanatophoric dysplasia
là rối loạn hệ xương nặng được đặc trưng bởi các chi cực ngắn và các nếp gấp da
thừa trên tay và chân. Các đặc điểm khác của tình trạng này bao gồm lồng ngực hẹp,
các xương sườn ngắn, phổi kém phát triển, và đầu rất lớn với trán lớn trội, khoảng
gian hố mắt rộng. Hầu hết các trẻ sơ sinh bị thanatophoric dysplasia
là thai chết lưu hoặc chết ngay sau sinh do suy hô hấp. Một số trẻ bị bệnh có
thể sống sót qua thời thơ ấu với sự can thiệp y tế tích cực. Thanatophoric
dysplasia do đột biến gene FGFR3 gây ra. Mặc dù bệnh này được coi là dạng
di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường, nhưng hầu như tất cả các trường hợp xảy
ra ở những người không có tiền sử gia đình mắc bệnh này.
Hai dạng chính của thanatophoric
dysplasia đã được mô tả, loại I và II. Loại I được phân biệt bởi sự hiện diện của
xương đùi cong và xương cột sống dẹt (platyspondyly). Loại II được đặc trưng bởi
xương đùi thẳng và bất thường hộp sọ năng được gọi là hộp sọ hình cỏ 3 lá (hoặc
hình cánh chuồn).
Hình 1: Loạn sản xương thanatophoric ở thai 22 tuần. (a)
Siêu âm 3 chiều mode tối đa dựng hình chi trên. Sự ảnh hưởng đến cả 3 phần chi
là rõ ràng. Chú ý hình ảnh “điện thoại Pháp – French telephone receiver” của
xương cánh tay. (b) Hình ảnh ngắn chi toàn bộ sau sinh. (c) Mode dựng hình tối
đa của chi dưới. Các xương dài dày lên và ngắn rõ ràng, cùng với các mô mềm.
(d) Khẳng định ngắn chi toàn bộ sau sinh. (e) Mặt cắt midsagittal của thân thai
nhi với độ phóng đại thấp cho thấy thiểu sản ngực nặng với vị trí lõm giữa chỗ
nối ngực – bụng (mũi tên đầu).
Triệu chứng
80% - 99% cá thể có các dấu hiệu
sau:
·
Bất thường hành xương
(metaphysis): bất thường của phần rộng xương dài
·
Cầu mũi thấp
·
Tầm vóc ngắn, chi
ngắn không cân đối
·
Mặt dẹt
·
Độ mờ da gáy dày
Nguyên nhân
Thanatophoric dysplasia gây ra
bởi đột biến gene FGFR3. Gene này cung cấp chỉ dẫn để tạo ra một loại protein có
liên quan đến sự phát triển và duy trì mô xương và não. Các đột biến trong gene
này làm cho protein FGFR3 hoạt động quá mức, dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng đối
với sự phát triển của xương được thấy trong bệnh thanatophoric dysplasia.
Người ta không biết bằng cách nào các đột biến FGFR3 gây ra các bất thường não
và da liên quan đến bệnh này.
Kiểu di truyền
Thanatophoric dysplasia được
coi là rối loạn di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường do một bản sao đột biến
của gene FGFR3 trong mỗi tế bào gây nên bệnh lý này. Tuy nhiên, hầu hết các trường
hợp thanatophoric dysplasia được gây ra bởi đột biến mới của gene FGFR3 và xảy
ra ở người không có tiền sử gia đình bị bệnh này. Không có một cá thể nào bị bệnh
này được biết là đã có con, vì vậy rối loạn này không được di truyền sang thế hệ
tiếp theo.
Hình 2: Loạn sản thanatophoric ở thai 22 tuần. (a) Mặt cắt
ngang đồi thị cho thấy hình dạng bất thường của hộp sọ và sự đóng sớm của một số
rãnh khớp (mũi tên đầu). (b) Siêu âm dựng hình bề mặt của đầu thai nhi, cho thấy
đầu to mức độ trung bình, trán dồ, và cầu mũi thấp. (c) Hình ảnh khẳng định đầu
to sau sinh. (d) Siêu âm 3D mode tối đa dựng hình ngực thai nhi cho thấy thiểu
sản nặng các xương sườn và ngực (mũi tên). (e) Dựng hình toàn bộ bề mặt thai
nhi cho thấy: thiểu sản ngực nặng, với vị trí lõm ngực-bụng, đầu to và chi ngắn.
Chẩn đoán
Việc chẩn đoán bệnh lý di truyền
hoặc hiếm gặp thường có thể khó khăn. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe thường
xem xét tiền sử gia đình, các triệu chứng, khám lâm sàng, và các xét nghiệm để đưa
ra chẩn đoán.
Các dấu hiệu trên siêu âm có
thể đưa đến chẩn đoán loạn sản thanatophoric là ngắn các chi đi kèm với thiểu sản
ngực nặng.
Loại I được đặc trưng bởi xương
đùi và xương cánh tay cong và rất ngắn với metaphyseal cupping. Biểu hiện không
thường gặp đã được ghi nhận là hình dạng giống điện thoại Pháp (French
telephone receiver). Các xương sườn rất ngắn và, trên mặt cắt midsagittal với độ
phóng đại thấp của thân thai nhi, vị trí lõm điển hình cho thiểu sản ngực nặng
có thể được quan sát thấy ở chỗ nối ngực – bụng. Đầu to, với trán dồ và cầu mũi
thấp; không có biểu hiện dính các khớp ở nhóm I.
Ngược lại, ở nhóm II, đầu hình
dạng 3 lá được phát hiện trên mặt cắt coronal của đầu thai nhi, điều này là do
đóng các rãnh khớp lambdoid, coronal, và sagittal, chịu trách nhiệm cho biểu hiện
dồ xương thái dương (temporal bossing). Đặc trưng hơn trong một số trường hợp hiếm
hơn, người làm siêu âm nghi ngờ chẩn đoán thông qua việc không thể cắt được mặt
cắt ngang đồi thị cổ điển để đo đường kính lưỡng đỉnh. Xương đùi ngắn, mặc dù
ít ngắn hơn ở type I, và trên tất cả, nó có xu hướng thẳng hơn. Đa ối nặng hay
đi kèm.
Hình 3: Hình ảnh cuộn não hóa sớm thùy thái dương trong trường hợp thanatophoric dysplasia.
Bên cạnh các dấu hiệu của hệ xương,
thùy thái dương trong TD có đặc điểm loạn sản bao gồm rãnh não hóa sớm và trội
lên rõ, hướng cuộn não có hình nan hoa. Các dấu hiệu này trong trường hợp loạn
sản xương ngắn chi gấy chết được cân nhắc hầu như là đặc trưng và có thể được xác
định trên khám nghiệm mô bệnh học ngay trong quý 1.
Khi có nghi ngờ trên siêu âm về
bệnh lý loạn sản xương, xét nghiệm dịch ối hoặc gai rau giải trình tự gene được
thực hiện để khẳng định chẩn đoán chính xác.
Chẩn đoán phân biệt
Bao gồm Achondrogenesis
(bất sản sụn), hyphophosphatasia, và bệnh tạo xương bất toàn loại II
Tiên
lượng
Loạn sản thanatophoric luôn
luôn gây chết, bởi vì thiểu sản ngực và thiểu sản phổi nặng.
Nguy
cơ tái mắc
Cả hai nhóm đều do đột biến de
novo. Do đó, nguy cơ tái mắc không đáng kể.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét