CVI bình thường
ở thai 14 – 17 tuần trên siêu âm chi tiết hệ thần kinh
Bs Võ Tá Sơn
Đơn vị Y học bào thai, Bệnh viện Vinmec Times City
CVI: cavum veli
interpositi - tạm dịch là “khoang
giữa màng mềm”
CSP: cavum
septi pellucidi – khoang vách
trong suốt
Tela choroidea
(TC) là một vùng của
màng mềm bám vào nội mạc khoang não (ependyma), và tạo ra đám rối màng mạch
trong các não thất.
Mời quý vị đề
xuất bản dịch hay hơn cho từ CVI.
Các điểm mới
của nghiên cứu này là gì?
Cấu trúc dạng
nang ở giữa hai bán cầu được quan sát trên siêu âm não thai nhi ở 14 – 17 tuần
thai kỳ là CVI sinh lý thoáng qua. CVI ở giai đoạn sớm nằm ở mặt lưng của các tĩnh
mạch não trong và được quan sát ở một nửa các thai nhi bình thường, như là một
phần của sự phát triển đường giữa bình thường.
Ứng dụng lâm
sàng của nghiên cứu này là gì?
Khách hàng nên
được trấn an khi phát hiện nang chứa dịch trên siêu âm não thai nhi trong giai đoạn
sớm của quý 2 thai kỳ mà không đi kèm với bất thường nào khác của các cấu trúc đường
giữa. Hình ảnh Doppler có thể cung cấp thông tin bổ sung chẩn đoán cho siêu âm
chi tiết sớm hệ thần kinh khi có nghi ngờ cấu trúc nang đường giữa.
Khoang giữa màng
mềm thai nhi (CVI) là một cấu trúc dạng nang đường giữa nằm sau não thất 3, nằm
dưới lồi thể chai và cuộn nối hải mã, chiếm khoảng không gian giữa hai lớp màng
mềm.
Thể chai (CC) xuất hiện lần đầu tiên trên siêu âm khoảng quanh 14 tuần, ở phần
lưng và mỏ của lỗ Monro, và bắt đầu bắc cầu qua đáy của rãnh liên thùy, tạo ra khoang
vách trong suốt tương lai (future CSP), mà ở giai đoạn đầu này, vẫn còn bị
chèn ép bởi các thành phần di động. Sự phát triển về phía đuôi của CC tiếp tục
dọc theo rãnh liên thùy, dần dần xác định ranh giới tương lai của CSP, với trần
của não thất 3 trở thành sàn của CSP. Ngoài ra, sự mở sộng của các bán cầu
đoan não gần dọc theo đường giữa, chồng lên gian não và não thất 3.
Vì cả hai bán cầu và gian não đều được bao phủ bởi một lớp màng mềm liên tục, sự
chồng chéo này dẫn đến sự hình thành TC (tela choroidea) hai lớp, cũng được
biết với tên là VI (velum interpositum), bao phủ nội mạc trần của não
thất 3. Vì sự gấp nếp này của màng mềm, TC được nằm gần phía trước gần vị
trí của lỗ Monro, và tiếp tục ở phía sau như một không gian tiềm ẩn nằm dưới vòm
não, liên tiếp với bể chứa trên (quadrigeminal cistern). Cấu trúc này
làm phát sinh kiến trúc nhiều lớp của trần não thất 3, bao gồm: thân của vòm não, nơi mà vách trong suốt được gắn vào;
sự bắt chéo cuộn nối hải mã (ví dụ psalterium); hai
lớp của VI liên kết với nhau bởi các tổ chức bè lỏng lẻo; và một thành
phần mạch máu (các động mạch màng mạch sau giữa và hai tĩnh mạch não trong
(ICV) chảy về phía tĩnh mạch Galen). Gắn với lớp dưới
của TC là các sợi của đám rối màng mạch của não thất 3. Sự tích tụ dịch đường
giữa ở trên não thất 3 và trên ICV, về phía đuôi của CC đang phát triển, được gọi
là CVI.
Quan sát đầu
tiên của nghiên cứa là cấu trúc dạng nang ở đường giữa được quan sát ở một
nửa thai nhi bình thường từ 14 – 17 tuần. Không có mối tương quan giữa
kích thước nang và tuổi thai.
Thứ hai, ở tất
cả các thai nhi, cấu trúc dạng nang này nằm ở giữa hai lớp VI và
có khả năng mở rộng để thích nghi với sự tích tụ dịch.
Thứ ba, cấu
trúc dạng nang được định vị dễ dàng, phía trên (tức là mặt lưng) của hai tĩnh mạch
não trong (ICVs), ở tất cả các thai nhi. Nang này cũng nằm trên TC và đỉnh
của não thất 3.
Trong y văn
trước sinh, CVIs chỉ được mô tả trong nửa sau của thai kỳ, khi mà các cấu trúc đường
giữa đã được thiết lập. Khi đơn độc, CVI không đi kèm với tăng nguy cơ các kết
cục bất lợi. Tuy nhiên, CVI tiến triển có thể dẫn đến các mức độ khác nhau của giãn
não thất do tắc nghẽn. Youssef và cộng sự cho thấy các dấu hiệu bất thường hệ
thần kinh trung ương thêm vào (ngoài giãn não thất) ở 21% các trường hợp CVI,
nhưng nghiên cứu của họ có thể bị ảnh hưởng bởi sự nhầm lần trong chọn mẫu.
Để kết luận, cho tới bây giờ, CVI thai nhi đã được mô tả chỉ ở giai đoạn thai
lớn, như một biến thể giải phẫu bình thường, hoặc, ít gặp hơn, như là một dấu
hiệu bệnh lý. Chúng ta thấy rằng, khoảng một nửa thai nhi bình thường, trong quá
trình phát triển của các cấu trúc đường giữa, có sự tích tụ dịch các mức độ ở trong VI, tạo nên CVI sinh lý. Khách hàng nên
được trấn an rằng đây là một hiện tượng sinh lý ở đầu quý 2 thai kỳ và rằng, nếu
chỉ là một dấu hiệu đơn độc, nó không có ảnh hưởng lên sự phát triển của não
thai nhi. Trong trường hợp một cấu trúc nang đường giữa được nghi ngờ, siêu âm
hệ thần hinh ngã âm đạo sử dụng mode đa mặt cắt kết hợp với hình ảnh Doppler màu
được coi là có giá trị chẩn đoán.
Hình 1: Mặt cắt ngang não thai nhi 16 tuần. Một cấu trúc dạng nang nằm giữa
hai bán cầu được quan sát dọc theo đường giữa (mũi tên).
Hình 2: Hình ảnh siêu âm 3D (mode nhiều mặt cắt) của thai nhi 14 + 6 tuần,
minh họa sự hình thành sớm của khoang giữa màng mềm (CVI).
(a) Mặt cắt dọc
giữa: CVI được quan sát ở đỉnh và nằm phía sau TC của não thất 3 (tela choroidea)
(đầu mũi tên xanh lam) và lỗ Monro (đầu
mũi tên trắng mở). Chiều dài tối đa trước sau của khoang dịch dạng nang được đo
đạc (đầu mũi tên màu xanh lá cây).
(b) Mặt cắt
trán của CVI nằm giữa hai bán cầu (mũi tên gạch đứt
màu xanh lá cây).
(c) Mặt cắt
ngang cho thấy cấu trúc dạng nang nằm giữa hai bán cấu (mũi tên gạch đứt màu xanh lá cây).
(d) Hình minh
họa cho thấy quá trình gấp nếp của màng mềm (pia mater) (các đường chấm màu xanh lam) bao phủ đoan não
(telencephalon) ở phía trên, màng mềm bao phủ trần của gian não
(diencephalon) dọc theo đường giữa và sang hai bên, tạo nên một màng 2 lớp xen
giữa, ở trên trần của não thất 3, gần phía trước vị trí lỗ Monro. Các chấm đỏ ở hình (d) minh họa cho các tĩnh mạch não
trong. *, khoang vách trong suốt thô sơ; 3V, não thất 3; 4V, não thất 4; AQ:
cống Sylvius; CC, thể chai; LV, não thất bên; M, lỗ Monro.
Hình 3: Hình ảnh Doppler não thai nhi cho thấy giải phẫu mạch máu của đường
giữa đang phát triển.
(a) Thai 14
+4 tuần. Mũi tên trắng chỉ vào thể chai và động mạch quanh thể chai; đầu mũi tên xanh lá cây chỉ vào phần phía sau của
tĩnh mạch não trong dọc theo TC của não thất 3, đổ vào tĩnh mạch Galen.
(b) Thai 15 +
5 tuần. Mũi tên trắng chỉ vào thể chai và động mạch quanh thể chai; * chỉ
vào khoang vách trong suốt tương lai; đầu mũi tên
xanh lá cây chỉ vào toàn bộ tĩnh mạch não trong đổ vào tĩnh mạch Galen
(G); mũi tên xanh lam sáng gạch đứt cho thấy
định hướng của tia siêu âm, cùng hướng với dòng chảy trong tĩnh mạch não trong,
đi từ phía trán. Ở góc này, toàn bộ tĩnh mạch não trong được quan sát, cùng với
tĩnh mạch Galen (G) và xoang thẳng (S).
(c,d) Thai 16
+ 5 tuần, hình (c) siêu âm đen trắng, hình (d) với Doppler màu. Mũi tên trắng mỏng
chỉ vào thể chai; * chỉ vào khoang vách trong suốt tương lai; mũi tên
trắng dày chỉ vào khoang giữa màng mềm (CVI); đầu
mũi tên màu xanh lá cây chỉ vào tĩnh mạch não trong.
(e) Thai 18
tuần. Mũi tên trắng mỏng chỉ vào thể chai và động mạch quanh thể chai; * chỉ vào
khoang vách trong suốt tương lai; đầu mũi tên màu
xanh lá cây chỉ vào phần sau của tĩnh mạch não trong đổ vào tĩnh mạch
Galen; S chỉ vào xoang thẳng; V chỉ vào thùy nhộng; mũi tên trắng dày chỉ
vào lưng CVI và mạch máu trần não thất 3.
(f) Thai 16+0
tuần. Hình khối 3D tái tạo với Doppler màu; hình khối này được dựng lên bằng cách
sử dụng kỹ thuật OmniView cho phép quan sát mặt phẳng cong dọc theo đường đi của
mạch máu. Hai tĩnh mạch não trong (đầu mũi tên xanh
lá cây) được quan sát thấy, một mạch ở mỗi bên của CVI (*), đổ vào tĩnh
mạch Galen (mũi tên trắng).
Hình 5: Sự thoái triển tự nhiên của khoang giữa màng mềm (CVI) sinh lý ở
giai đoạn sớm: hình ảnh theo dõi ở cũng một thai nhi.
(a) Ở 15+1 tuần,
CVI trội lên được quan sát (đầu mũi tên).
(b) Sau 1 tuần,
vào lúc 16+1 tuần, khoang này thoái triển tự nhiên.
(c) Vào lúc
23 tuần, không có cấu trúc dạng nang nào được quan sát dọc theo đường giữa phát
triển bình thường.
Hình 6: Quá trình phát triển bình thường của các cấu trúc đường giữa của
não thai nhi: (a) 15+5 tuần; (b) 22 tuần. Cặp đôi mũi tên dày chỉ vào thể
chai; * chỉ vào khoang vách trong suốt (vẫn còn nhỏ, nhưng là bình thường
ở 15 tuần); đầu mũi tên mở chỉ vào bờ trước TC của não thất 3 tại lỗ Monro. Đầu
mũi tên đặc chỉ vào TC tạo nên trần não thất 3 (3V, mũi tên mảnh).
Tham khảo
[1] Birnbaum,
R., Barzilay, R., Brusilov, M., Wolman, I. and Malinger, G. (2021), Normal
cavum veli interpositi at 14–17 gestational weeks: three-dimensional and
Doppler transvaginal neurosonographic study. Ultrasound Obstet Gynecol,
58: 19-25. https://doi.org/10.1002/uog.22176
[2] Blasi,
I., Henrich, W., Argento, C. and Chaoui, R. (2009), Prenatal Diagnosis of a
Cavum Veli Interpositi. Journal of Ultrasound in Medicine, 28:
683-687. https://doi.org/10.7863/jum.2009.28.5.683
Cảm ơn bs rất nhiều!
Trả lờiXóa