Trang

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2022

ĐIỀU TRỊ VÀ KẾT CỤC CỦA NANG BUỒNG TRỨNG THAI NHI

 ĐIỀU TRỊ VÀ KẾT CỤC CỦA NANG BUỒNG TRỨNG THAI NHI: 

MỘT NGHIÊN CỨU CỦA HỘI NGHIÊN CỨU PHẪU THUẬT 
NHI KHOA CANADA (CanCORPS)

 

Mục tiêu

Chúng tôi đã thực hiện một nghiên cứu đa trung tâm để đánh giá các phương pháp điều trị và kết cục trong một nhóm thuần tập về trẻ sơ sinh có nang buồng trứng bẩm sinh.

 

Tóm tắt dữ liệu cơ bản

Còn tồn tại sự khác biệt lớn trong điều trị nang buồng trứng bẩm sinh. Ảnh hưởng của các chiến lược điều trị lên kết cục, đặc biệt là bảo tồn buồng trứng còn chưa được biết đến.

 

Phương pháp

Những bé gái sơ sinh được chẩn đoán có nang trong ổ bụng bẩm sinh từ năm 2013-2017 ở 10 trung tâm phẫu thuật nhi được đánh giá hồi cứu. Đánh giá các đặc điểm trên siêu âm, thời gian trung bình để thoái triển, tỷ lệ bảo tồn buồng trứng, và những tiên lượng khi phẫu thuật. Các phân tích phụ được thực hiện ở những bệnh nhân có nang phức tạp và kích thước nang ≥40 mm.




 

Kết quả

Dân số nghiên cứu bao gồm 189 trẻ sơ sinh. 

·      Tuổi thai trung bình khi chẩn đoán là 33 tuần và đường kính nang lớn nhất trước sinh là 40 mm

Nang thoái triển tự nhiên ở 117 bệnh nhân (62%), 

·      14 (7%) trước khi sinh 

·      và số còn lại ở trung bình là 124 ngày tuổi. 

 

Có 61 bệnh nhân cần can thiệp (32%), 

·      bao gồm chọc hút trước sinh (2, 3%), 

·      cắt bỏ buồng trứng (14, 23%) 

·      hoặc cắt bỏ vòi trứng (45, 74%). 

 

Phẫu thuật được thực hiện ở độ tuổi trung bình là 7.4 tuần. 

 

Các yếu tố tiên lượng độc lập của phẫu thuật bao gồm 

·      đường kính nang sau sinh ≥40 mm (OR 6.19, 95% CI 1.66 - 35.9) 

·      và đặc điểm nang phức tạp trên siêu âm (OR 63.6, 95% CI 10.9 - 1232). 

 

Không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ bảo tồn buồng trứng (OR 3.06, 95% CI 0.86 - 13.2) giữa các bệnh nhân được phẫu thuật sớm (n = 22) và những bệnh nhân ban đầu được theo dõi cho đến ít nhất 3 tháng tuổi (n = 131).

 

Kết luận

Hầu hết nang buồng trứng bẩm sinh không có triệu chứng và tự thoái triển. Can thiệp phẫu thuật sớm không làm tăng tỷ lệ bảo tồn buồng trứng.

 

 

https://doi.org/10.1097/sla.0000000000005409


Bs Trang Hoàng My, Bs Võ Tá Sơn lược dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét